|
Vì
tôi là lính áo rằn 1. Cô bé Ngọc Thủy 8 tuổi ngày xưa ở cư xá Thành Tín, thích nhặt bông sứ trắng, "chưa hiểu biết gì nhiều về chiến tranh". Bỗng một hôm, cô bé đi lạc vào biến cố đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963. "Một mình bé nhỏ lạc lỏng bên cạnh những người lính mặc áo trận rằn ri chung quanh. Chẳng biết cơ duyên nào mà chú Minh lại xuất hiện lúc ấy, đến vỗ về trấn an cho tôi nín khóc. Chú hỏi nhà tôi ở đâu để dắt tôi về hộ" 2. Ông Quan Cọp Biển Lê Minh Hằng là em trai của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị tướng oai hùng trên mặt trận Xuân Lộc trong những giây phút tử thủ cuối cùng, trước khi miền Nam sụp đổ năm 1975. Anh Cả Kình Ngư Lê Minh Hằng được mô tả như sau: tóc ngắn, mắt to sáng dịu hiền, bộ râu mép rất xanh, nét mặt tràn đầy nhựa sống, hồn nhiên , yêu đời, đánh giặc hay như chơi đàn, giầu cảm tình và nhân hậu, miệng cười rất có duyên, nụ cười hiền hậu, đi đứng hiên ngang hùng dũng. "Có lẽ Lê Hằng
Minh là người lính duy nhất, dù ở hậu
cứ hay bất cứ tuyến đầu trận
địa nào, đi đâu cũng mang theo bên mình cây
đàn Guitar yêu quý. Hễ có dịp dừng quân
hay nghĩ ngơi là ông lại ôm đàn thay cho tay súng,
đánh lên những tiếng đàn du dương
trầm bổng cùng những ca khúc tuyệt vời cho
bạn bè binh lính thưởng thức".
Trung Tá Lê Minh Hằng cũng là thi sĩ, nhạc sĩ, tác giả các ca khúc "Hoa Cài Trên Súng (1959), Bơ Vơ (1960), Người Anh Chinh Chiến (1964), Em Mùa Thu (1965), Sao Buồn (1966). Thuận Thành đất
của Ba Sinh
tại miền Gia Định 3. "Chú Minh biết không, nhìn những bức hình của chú trước mặt, cháu thấy lại nguyên vẹn hình ảnh của người đại uý trẻ đã nhìn cháu với nụ cười trìu mến vỗ về. Và cháu vẫn là cô bé tám tuổi đi lạc ngày nàọ Không có thời gian cách biệt. Nhưng có một điều, cháu sẽ chẳng bao giờ gặp lại để chú đánh đàn cho nghe, và những cánh hoa sứ ép khô cùng hương hoa ngày cũ trên những trang sách đẹp ngày xưa của cháu đã trôi lạc theo giòng đời bể dâu đã từ lâu lắm rồi.... Không tìm thấy nữa". "Trung Tá Lê Hằng Minh đã anh dũng đền xong nợ nước vào lúc 8 giờ 50 phút sáng tại chiến trường miền Trung năm 31 tuổi, ngày 29 tháng 6 năm 1966, trong bao niềm tiếc thương của bạn bè, thượng cấp và đồng đội chiến hữu khắp các đơn vi". "Những người con của Mẹ đã ra đi và nằm xuống, nhưng khí hùng bất tử của các anh vẫn là những giọt nắng vàng tươi lấp lánh và chiếu sáng trong hồn Dân Tộc, trong lòng những người còn lại hôm nay và mãi đến muôn đời sau" Người lính đó không
về sau cuộc chiến 4. "Bố tôi là người trong quân đội, nên suốt đời thơ ấu của tôi lớn lên gắn liền với mầu áo xanh và sự hào hùng của các bác các chú chiến binh. Tôi yêu đời Lính thật gần gũi và tự nhiên. Vì họ là những hình ảnh quen thuộc hiện diện chung quanh đời sống tôi từ lúc bé thơ". Chỉ trong vòng một tuần lễ, có cái gì thiêng liêng mãnh liệt thôi thúc chị Ngọc Thuỷ hoàn tất nhanh chóng tập sách Một Thời Để Nhớ. Vói cánh hoa tươi đẹp này, cháu xin gởi tặng chú trong ngày giỗ thứ 36 của chú. 50 trang gom góp các hình ảnh chiến tích oai hùng, với nhiều tài liệu chi tiết "kính dâng anh linh các anh hùng tử sĩ đã vị quốc vong thân, và anh linh người anh hùng mũ xanh Lê Hằng Minh". "Cuối tháng 6, gió Hạ Lào đang thổivề như tiếng mẹ ru buồn bay lướt trên những dãy đồi trọc trống vắng quạnh hiụ Hồn anh du nhập theo bóng núi Trường Sơn trùng trùng ngạo nghễ. Để lại xác thân bên ven bờ Quốc Lộ 1 những niềm đau nuối tiếc sống cuộc đời chưa phỉ, chưa đành đoạn xa rời những người thân yêu quý. Xin cho trôi ra giòng biển lớn bao la trước mặt, rửa sạch hết những hờn đau của 1 kiếp người". Cố Trung Tá Lê Hằng Minh là biểu tượng của những người thanh niên cuồng nhiệt yêu nước, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Họ đã đứng lên đáp lời sông núi, tiếc gì thân sống. Họ là những người lính Việt Nam Cộng Hoà rạng danh muôn thuở. Bây giờ đã hết
thời chinh chiến Tập
sách Một Thời Để Nhớ Suối
Văn Ngọc Yến ghi |