Received from: Kim Nguyen, Author: Hồ Đinh (South Vietnamese Army's 1st Battalion, 43rd Regiment, 18th Division). Note: Click here to read an English article about the battle of Xuan Loc (by Phillip B. Davison).

(part 1 part 2)


Trận chiến Xuân Lộc là cơn phẫn nộ cuối cùng của một quân đội anh hùng bị bội phản. Trung đoàn 43BB của tôi là một trong những đại đơn vị kỳ cựu của QLVNCH, thoát thai từ trung đoàn 404 bộ binh của sư đoàn 5 khinh chiến. Năm 1974, tiểu đoàn 2/3 và tiểu đoàn 1/52 của sư đoàn 18BB được TT Nguyễn Văn Thiệu tuyên dương trước quân đội với thành tích hạ nhiều tăng T54 và chiến xa PT76 của CS Bắc Việt tại Bến Cát (B́nh Dương) -- 2 xe tăng T54 và PT76 được lái về làm kiểng trong khuôn viên Dinh Độc Lập cho đến ngày đổi đời 1/5/75 mới dời đị

Riêng tiểu đoàn 1/43 lại là đơn vị chủ lực quân đầu tiên đến trấn đóng tại Tỉnh Long Khánh từ đầu năm 1964 khi thành phố Xuân Lộc lúc đó c̣n nhỏ xíu, buồn hiu với bao nhiêu nổi bực dọc : mùa nắng th́ bụi bay đỏ người, trái lại mùa mưa th́ śnh lầy trơn trợt. Muỗi ṃng, đỉa vắt không thiếu, nhưng đổi lại dân chúng địa phương hiền lành, hiếu khách, đặc biệt các em nữ sinh miền đất đỏ đồn điền rất dỏm dáng và thích lính miền xạ

Map of NVA attack on Xuan Loc
North Vietnamese Armưs attack on Xuan Loc in April 1975.

Năm 1966, sư đoàn 10 dược thành lập với 3 trung đoàn nguyên biệt lập : trung đoàn 43BB, trung đoàn 52 và trung đoàn 48. Tướng Lữ Lan, tướng có tiếng là tham nhũng, được làm tư lịnh sư đoàn. Có lẽ v́ mang số 10 bù xui xẻo nên cuối năm 1966, tiểu đoàn 1-43 đă gần như bị tan hàng khi kịch chiến với 2 trung đoàn CS Bắc Việt tại xă Vơ Su, quận Vơ Đắc (B́nh Tuy), nên phải trở về tái trang bị và huấn luyện lại tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn (Dục Mỹ). Sau đó sư doàn 10 được đổi danh hiệu là 18BB -- vị tư lịnh cuối cùng là chuẩn tướng Lê Minh Đảo, cũng là vị tướng đă cùng với 2 phụ tá : Đại tá Lê Xuân Mai (Tư lịnh phó sư đoàn 18) và Đại tá BDQ (Biệt Động Quân) Phạm Văn Phúc (Tỉnh trưởng Long Khánh) chỉ huy pḥng tuyến thép Xuân Lộc từ rạng sáng 8/4/75 cho đến khi được lịnh rút quân ngày 21/4/75.

Cuộc chiến đấu dũng cảm của những người lính miền đất đỏ Long Khánh trong lúc đất nước sắp sụp đổ thật ra cũng chỉ là cơn phẫn nộ cuối cùng của một quân đội, trên phần đất c̣n lại của người VN, cố níu kéo ǵn giữ, để dân tộc ḿnh có chỗ cắm dùi, nhưng cuối cùng những người lính đó đă thất bại năo nề v́ bị cấp lănh đạo tối cao bán đứng, đồng minh phản bội, trí thức toa rập với kẻ thù, trù dập, đuổi xô và đâm sau lưng những nhát trí mạng. Thật năo nùng thay :

    Chí chưa thành, danh chưa đạt
    Trai trẻ bao năm mà đầu bạc
    Trăm năm thân thế, bóng tà dương...

    (Thơ Nguyễn Bá Trạc)

Sau này, viết về mặt trận Xuân Lộc (tĩnh Long Khánh) tháng 4/75, người thương cũng như kẻ thù VNCH, đều có cùng chung quan điểm khi bày tỏ sự khen ngợi và ḷng cảm phục người lính miền Nam. Chính tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tư lịnh Quân đội Nhân dân của Bắc Việt đă hé lộ điều này trong tác phẩm của y "Đại Thắng Mùa Xuân 75" rằng :

"Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mănh liệt của Tung đoàn 43 của địch. Các đơn vị pháo của ta đă sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ..."

C̣n D. Tođ, người kư giả Pháp, từng thiên Cộng, đă viết trong "Cruel April : The Fall of Saigon" như sau :

    "Tinh thần binh sĩ VNCH tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các đơn vị Dù và BDQ đă đến. Con đường Saigon được khai thông -- các sĩ quan của QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác, nhanh chóng, t́nh trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc c̣n quân đội Mỹ yểm trợ..."

Nhưng có lẽ ư nghĩa và cảm động nhất là báo cáo của Tướng X. Smith, Trưởng pḥng tùy viên quân sự (DAO) lên chức Tham mưu trưởng liên quân Mỹ :

    "Tại chiến trường Long Khánh, rơ ràng QLVNCH đă chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gắp nhiều lần..."

Tướng Smith với lương tâm của một người lính, không khách sáo và hào nhoáng như miệng lưỡi của các chính khách, đă nói lên phần nào danh dự của QLVNCH trước đám trí thức da trắng, da màu đa sự.

Bo^'i ca?nh VNCH 
tu+` sau Hie^.p DDi.nh Paris 1973 dde^'n lu'c ma^'t nu+o+'c

Trước khi thỏa hiệp Paris được kư kết, ngày 10/10/1972, trong một cuộc hành quân tại Quảng Trị, QLVNCH đă khám phá một hầm bí mật và tịch thu được một bản thảo của hiệp định chấm dứt chiến tranh và văn hồi ḥa b́nh tại VN, cùng các kế hoạch của Bắc Việt nhằm dành dân lấn đất của VNCH.

Đô đốc Sharp, nguyên tư lịnh các lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương, sau khi chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương lần 2 (1955-1975), năm 1978 đă thổ lộ sự thật trong tác phẩm "Strategy For Defeat" như sau :

    "Hiệp định Ḥa b́nh Paris ngày 27/1/73 mà Mỹ chấp thuận và bắt buộc VNCH thi hành, không phải là một công thức ḥa b́nh. Theo đó, CSBV không c̣n sợ Mỹ can thiệp nên đă tự do xâm lăng miền Nam VN mà không bị chế tàị.."

Sau năm 1973, đường ṃn Hồ Chí Minh biến thành một xa lộ đất -- nhiều đơn vị Bắc Việt bổ sung vào Nam như các trung đoàn 263 tên lửa pḥng không và hỏa tiển SA-2, 3000 cán bộ Công an Bắc Việt đến nắm quyền sinh sát tại các vùng đất vừa lấn chiếm, một hệ thống ống dẫn dầu dài hơn 5000km chạy từ Bắc xuống Quảng Trị, xuyên qua Cao nguyên Trung phần tới Lộc Ninh, song song với ống dẫn dầu cũ có sẵn từ Vinh chạy đến thung lũng A Shaọ Nhiều lần, các thám thính cơ của không quân VN đă phát hiện từng đoàn xe của BV trên xa lộ đất nhưng bị Mỹ t́m mọi cách ngăn chặn không cho oanh tạc và chính quyền VNCH cũng không dám phản đối v́ Nixon đă đe dọa "sẽ cắt hết tiền viện trợ".

Tại Mỹ, từ 1971-1973, nền kinh tế và tài chính đang bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, cán cân thương mại bị thâm thủng khiến Mỹ 2 lần liền cho phá giá đồng Mỹ kim, khiến cho các đồng minh của Mỹ đều phải thay đổi hệ thống tiền tệ riêng để khỏi phải chết ch́m theo Mỹ. C̣n các nhà tư bản th́ nhanh chân rút vốn đem ra ngoại quốc đầu tư, gây cảnh thất nghiệp, tưới dầu thêm trong rừng lửa phản chiến đ̣i chấm dứt chiến tranh VN, đang hoành hành bốc cháy dữ dội khắp nơi trên nước Mỹ.

V́ vậy hồi tháng 8/73, Quốc hội Mỹ ra đạo luật cấm sử dụng ngân khoảng yểm trợ quân sự cho các nước Đông Dương. Tháng 10/73 lại ban hành luật War Power Act hạn chế quyền hạn của TT Mỹ. 2 đạo luật trên vừa cho phép CSBV toàn quyền xâm lăng VNCH và bảo đảm Mỹ sẽ không can thiệp vào VN trở lại đă khiến cho Hà Nội bất chấp lịnh của quan thầy Trung Cộng, họp hội nghị Trung ương lần thứ 21, ra lịnh tấn công cưỡng chiếm miền Nam.

Tại Saigon, TT Thiệu lại tiếp tục chơi tṛ gian lận bầu cử, lưu manh trong lúc đất nước sắp nguy khốn v́ tham nhũng, bất công, thù trong giặc ngoài khiến cho hậu phương nát bét, tạo cơ hội tốt cho sự thành công dễ dàng của Bắc Việt sau nàỵ

    3/4/74: Thượng nghị viện Mỹ biểu quyết cắt giảm viện trợ của Nam VN.

    11/4/74: CS Bắc Việt tràn ngập trại Tống Lê Chân (B́nh Long) do Tiểu đoàn 92 BDQ của Trung tá Lê Văn Ngôn khóa 25 sĩ quan Đà Lạt trấn giữ trong 510 ngày bị vây hăm.

    7/8/74: quận Thường Đức, tỉnh Quảng Nam, thất thủ.

    9/8/74: TT Nixon từ chức v́ vụ Watergate, mang theo xuống mồ những lời hứa hẹn với TT Thiệu về viện trợ, can thiệp,...Khi Ford lên thay thế, đă không thèm đếm xỉa ǵ tới VN nữạ

Đầu năm 1975, binh đoàn 301 Bắc Việt gồm các sư đoàn 3 và 7, với tăng, đại pháo tấn công tỉnh Phước Long do sư đoàn 5BB trấn giữ -- Phước Long lọt vào tay CSBV ngày 6/1/75 v́ không có quân tiếp viện. Trước sự vi phạm trắng trợn và láu cá của CSBV, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ, bằng chứng là TT Ford không đề cập ǵ đến t́nh trạng nguy khốn của Nam VN trên bài diễn văn nhậm chức trước Quốc hội Mỹ ngày 5/1/75, đă vậy, theo B. Paulmer Jr. trong "The 25th year war American's military role in Vietnam" xuất bản năm 1984, th́ ít ngày sau, TT Ford lại họp báo để dứt khoát là Mỹ chấm dứt can thiệp vào VN. Đây là lư do bằng vàng ṛng, khiến CSBV hồ hởi tấn công cưỡng chiếm miền Nam.

Rồi chiến dịch 275 mở màn, 2 giờ sáng ngày 10/3/75, Bắc Việt tấn công thành phố Ban Mê Thuột của Cao nguyên Trung phần và thành phố đă mất sau 2 ngàỵ Giao tranh đẫm máu, ác liệt giữa Cộng quân và đơn vị trú pḥng gồm có trung đoàn 53/sư đoàn 23BB và liên đoàn 21 BDQ + Địa Phương Quân (DPQ) + các đơn vị yểm trợ của sư đoàn 23BB.

Thảm họa, giặc ngoài, Mỹ bỏ rơi, vài trí thức a dua đâm sau lưng lính chiến khiến TT Thiệu mất trí, điên loạn, đẻ ra chiến lược "đầu bé, đít to" ra lịnh bỏ Cao nguyên, bỏ dân chúng, bỏ DPQ, Nghĩa Quân (NQ), cho CS, rút trọng pháo chủ lực quân về bảo vệ duyên hải bằng con đường máu liên tỉnh lộ 7 Phú Bổn - Phú Yên ngày 14/3/75 được chỉ huy bởi bọn tướng bất tài, bất trí, ham quyền, sợ chết. Rồi kế đó lại bỏ Quảng Trị, Huế ngày 20/3/75 khiến cho bao người dân vô tội làm mồi cho hỏa lực pháo binh CS khi họ di tản theo quân đội rút quân, làm hủy diệt tất cả các lực lượng pháo binh, chiến xa M48, M41, M113 của quân đoàn I, IỊ 3 sư đoàn 1,3,23 tan hàng. 200 máy bay các loại bị bỏ tại các phi trường Huế, Đà Nẵng, Pleiku cùng với 1000 chiến xa + 900 đại bác không được phá hủỵ Các sư đoàn 2, 22 Thủy quân Lục chiến, sư đoàn 1,2,6 Không quân, 1 lữ đoàn Dù, 11 Liên đoàn BDQ, các Liên đoàn Công binh, Truyền tin, Tiếp vận, v.v...bị tổn thất quá nửa quân số. TT Thiệu chỉ trong 1 phút quyết dịnh tại Cam Ranh trước các tướng Viên, Khiêm, Quang, Phú đă làm mất 2/3 lănh thổ và làm tan ră 1/2 lực lượng VNCH.

Ma(.t tra^.n Xua^n Lo^.c, tha'ng 4 na(m 1975

Sau ngày 2/4/75, quân đoàn 2 chỉ c̣n lại Ninh Thuận, B́nh Thuận, Ninh Thuận nên được sát nhập vào quân đoàn 3. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành 2 cửa ngơ để Bắc Việt vào Saigon bằng quốc lộ 1 và 20.

South Vietnamese troops after defeating the communists 
at <I>Xuan Loc</I>
South Vietnamese troops displaying captured communist flags after a victorious battle at Xuan Loc in April 1975.

Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được TT Diệm thành lập từ năm 1957 bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên Hoà, mục đích định cư đồng bào Việt, Mường, Nùng, Thái di cư năm 1954. Tỉnh có diện tích vào khoảng 3,457 km2, đất đai phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng thưa và đồn điền cao su -- trong kháng chiến là một vị trí chiến lược quan trọng v́ là ngă ba của 2 quốc lộ 1 và 20, cửa ngơ từ miền Trung, miền Cao nguyên vào Saigon chỉ cách nhau 80 km, do đó Xuân Lộc được coi như ṿng đai ngoài bảo vệ phi trường Biên Ḥa và thủ độ Xuân Lộc nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của VC với các mật khu Mây Tầm, Cù Mị, Xuyên Mộc, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy, con đường mạch máu mà Bắc Việt dùng để nhận tiếp tế bổ sung quân và tiếp liệu bằng đường biển, v́ vậy từ lâu sư đoàn 18BB đă được bố trí tại tỉnh này để ngăn chận

Để cắt đứt đường rút quân của VNCH từ 2 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bắc Việt tấn công quận Định Quán do tiểu đoàn 2/43 trấn giữ và trong khi giao tranh đẫm máu, không quân VN đă thả lầm 2 trái bom 500 cân Anh vào vị trí của quân ta tại núi Đất, khiến gần 200 người chết và bị thương trong đó có cả vị tiểu đoàn trưởng, làm Định Quán mất ngày 17/3/75.

Để tấn công Long Khánh, BV đă tung vào chiến trường này quân đoàn 4 gồm 3 sư đoàn 6,7,341 và các đơn vị có sẵn của quân khu 7. Thiếu tướng CS Hoàng Cầm là tư lịnh, chính ủy là Thiếu tướng Hoàng Thế Thiệp. Trận chiến đẫm máu đă đồng loạt xảy ra tại 3 pḥng tuyến : ngă ba Dầu Giây, thị xă Xuân Lộc và Gia Rai (nằm tiếp cận giữa B́nh Tuy và Long Khánh). Phía QLVNCH có sư doàn 18BB (các trung đoàn 43,48,52), lực lượng DPQ+NQ tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm trung doàn 8 (sư đoàn 5BB), lữ đoàn 3 Thiết kỵ, liên đoàn 7BDQ, 2 tiểu đoàn pháo binh, liên đoàn 81 Biệt Cách Dù và toàn bộ lữ đoàn 1 Dù (với các tiểu đoàn 1,2,8,9) và tiểu đoàn 3 pháo binh Dù, sư đoàn 4 Không quân VN từ phi trường Cần Thơ, phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (tư lịnh sư đoàn 18BB) và 2 phụ tá tài giỏi, uy tín : Đại tá tư lịnh phó Lê Xuân Mai và Tỉnh trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc BDQ mới về thay Trung tá Lê Ánh Nguyệt hồi 3/75.

Chiến trường Long Khánh gồm 3 mặt trận chính : mặt trận Ngă ba Dầu Giây do trung đoàn 52BB và một thiết đoàn chiến xa trấn giữ. Mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai do liên đoàn 7 BDQ và trung đoàn 43BB. Thị xă Xuân Lộc do trung đoàn 43BB và các tiểu đoàn DPQ bảo vệ. Bộtư lịnh hành quân của Tướng Lê Minh Đảo đặt tại quận đường Xuân Lộc ngă ba Tân Phong - Long Giao được bảo vệ bởi các đơn vị trừ bị của sư đoàn, pháo binh và một thiết doàn chiến xạ

(c̣n tiếp) (part 1 part 2)


Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa

Web page designed and created by Jennifer W. Nguyen (aspire4@yahoọcom)